Thận yếu: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị bệnh

Bệnh thận yếu là gì?

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, thận còn có vai trò ổn định điện giải, huyết áp và sản xuất hồng cầu trong máu. Có thể nói là cơ quan vô cùng quan trọng trong hệ thống vận hành của cơ thể. Một khi thận có vấn đề, đặc biệt là suy giảm chức năng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Thận bị suy khi cơ quan này không còn hoạt động hiệu quả như bình thường. Tình trạng này còn được gọi là suy thận.

Bệnh thận yếu có diễn tiến khá âm thầm nên rất khó phát hiện và điều trị. Đặc biệt, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì khả năng điều trị dứt điểm là rất thấp. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên đi khám ngay khi thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Theo đó, bệnh suy thận thường tiến triển thành 5 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh thường không quá rõ ràng nên hầu hết mọi người đều không thể phát hiện ra.
  • Giai đoạn 2: Các triệu chứng của bệnh suy thận trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mức độ và tần suất tái phát vẫn khá thấp.
  • Giai đoạn 3: Khi bước vào giai đoạn này, thận đã suy yếu hoàn toàn. Theo đó, ở người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, phù chân tay, rối loạn tiểu tiện.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn các triệu chứng của bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Chức năng thận suy giảm tới 90%. Ngoài những biểu hiện của thận yếu, người bệnh sẽ gặp phải một số biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu,….
  • Giai đoạn 5: Ở giai đoạn này, chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng. Để duy trì sự sống, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa.

Nguyên nhân gây nên tình trạng thận yếu

Phương pháp điều trị bệnh thận yếu tốt nhất là thông qua thăm khám và chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, các yếu tố cơ bản dẫn đến suy thận như sau:

Thận yếu do thừa cân béo phì

Những người có cân nặng không cân đối, thừa cân béo phì là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thận yếu. Cơ thể dư thừa mỡ sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, từ đó khiến thận không nhận đủ máu, gây suy giảm chức năng.

Thận yếu do ảnh hưởng của các bệnh khác

Các bệnh lý trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy thận. Một số bệnh liên quan bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường: Thu hẹp các mạch máu trong thận, ngăn máu chảy đến cơ quan như bình thường. Lâu dần, thận sẽ bị tổn thương và suy giảm chức năng nghiêm trọng.
  • Sỏi thận: Độc tố tích tụ trong thận gây ra sỏi. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của thận.
  • Viêm bàng quang: Bệnh khiến niệu đạo bị tắc nghẽn, nước tiểu không được đào thải ra ngoài, gây nhiều áp lực cho thận. Tình trạng này kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề về thận.
  • Viêm nhiễm, ung thư tuyến tiền liệt: Đường tiểu bị chèn ép khiến người bệnh đi tiểu khó khăn. Đặc biệt là tình trạng nước tiểu bị ứ lại, không thể tống ra ngoài hết, lâu ngày dẫn tới làm chức năng của thận suy yếu dần đi.
Facebook Comments Box